Nov 29, 2010

Youth Tiger Summit 2010 (Day 4) - Field Trip



Vladivostok, 20/11/2010.

Ngày hôm nay là 1 ngày khá hứng khởi đối với các bạn trong đoàn vì hôm nay chúng mình sẽ được đi vào các khu vùng sinh cảnh sống của Hổ Amur. Do đoàn khá lớn, nên chúng mình chia làm 2 nhóm nhỏ và trong ngày đầu tiên, mỗi nhóm sẽ tham quan 1 nơi và đổi ngược lại vào ngày thứ 2.

Ngày đầu tiên, nhóm của mình được đến tham quan tại Khu Orlinoe Model Hunting. Dưới sự hướng dẫn tận tình của các nhân viên làm việc ở khu này, chúng mình được biết thêm nhiều về công tác bảo tổn Hổ tại đây.

Tại khu vực này, Thợ săn vẫn được phép săn bắn, nhưng vẫn tuân thủ theo 1 thống giấy phép nghiêm ngặt để đảm bảo các loài thú không bị săn bắn quá mức cho phép. Và khi săn 1 cá thể thú nào, thì người thợ săn phải trả 1 khoảng tiền tương ứng nào đó. Có 1 danh sách các loài thú được phép săn bắn (khi số lượng loài trên mức cho phép), và đương nhiên, loài Hổ không bao giờ nằm trong danh sách này.

Đây là vùng sinh sống của 4-6 chú Hổ, với diện tích hơn 100.000 ha. Vào mùa đông, vùng này phủ đầy tuyết rất dầy, các loài thú rừng như: Hươu, Heo rừng, Nai, ... là những con mồi chính của Hổ, thường đi xuống sườn núi để kiếm ăn. Với thời tiết khắc nghiệt và nguồn thức ăn khan hiếm là 1 thử thách với các loài thú này.

Do đó, lực lượng bảo tồn tại đây đã xây dựng các khu máng ăn dành cho các loại thú mồi với nhiều chủng loại thức ăn đầy đủ dinh dưỡng. Mục đích là để giúp các loại thú rừng dễ dàng sống sót và sinh trưởng qua suốt mùa đông khắc nghiệt. Không chỉ có thể, việc xây dựng các máng thức ăn này, đảm bảo số lượng loài thú rừng cũng là 1 trong những cách tạo nguồn thực phẩm cho loài Hổ sống tại đây. Một khi con mồi của Hổ còn, thì Hổ sẽ còn cơ hội để tồn tại và sẽ tập trung tại khu vực bảo tồn này dễ dàng hơn.

Và để tiện cho việc quan sát, theo dõi các loại thú rừng: Nai, hươu, heo rừng, ... cách các máng ăn không xa là các tháp canh mà nơi đó các nhân viên bảo vệ rừng tại đây sẽ thường xuyên quan sát và đếm số lượng thú đến và đi tại mỗi máng ăn.
Những máng ăn dành cho thú rừng vào mùa đông
Các chòi canh để quan sát thú rừng
Sau đó chúng mình dừng chân tại trạm ở của các nhân viên bảo tồn tại đây và có 1 bữa trưa ngon lành giữa rừng. Ngay sau bữa trưa, chúng mình lại lên đường đi bộ gần 3km vào sâu bên trong để xem 1 thứ rất là thú vị.
Minh Quốc và các bạn bè Quốc tế
Đường đi vào khá là khó khăn với tuyết, nước, bùn, ... Không ít các bạn nữ tỏ ra khá mệt với đoạn đường vào. Nhưng thứ mà tụi mình được chứng kiến sau khi đi bộ 3km đúng là đáng giá. Đó là hiện trường của 1 vụ Hổ tấn công con mồi cách đó 4 ngày. Tại đây, trên các thân cây còn in rõ dấu móng vuốt của Hổ tát vào.

Theo lời kể của các nhân viên bảo tồn, con Hổ đã tát chết con Heo rừng tại đây và lôi xuống phía dưới sườn đồi khoản 500m để có tầm quan sát rộng hơn khi ăn mồi. 500m dọc xuống sườn đồi là 1 hiện trường với chứng cứ là 1 bộ lông Heo rừng và 2 cái chân còn sót lại. Mọi thứ sau bữa ăn của chú Hổ đã được các loài chim lo công đoạn còn lại. Quả thật là 1 việc làm tụi mình rất hứng khởi, đặc biệt khi khu này chỉ cách bìa rừng 3km.

Bẫy ảnh được đặt trong rừng để quan sát Hổ và các loại động vật khác. Giá 800$/cái là 1 cái giá khá đắt cho nhiều nước.
Đường đi dốc, và trơn là 1 trong các điều khó khăn.
Bộ da còn lại của con Heo rừng
Chân của con Heo rừng
Hoàng An được đài truyền hình Kênh 1 của Nga phỏng vấn, đây là kênh truyền hình nổi tiếng nhất của Nga.
Kết lại chuyến đi của ngày đầu tiên. Chúng mình đã thu nhận được nhiều thứ từ công tác bảo tồn Hổ tại đây và vô cùng hứng thú với hiện trường của vụ Hổ giết chết con mồi chỉ cách đấy 4, 5 ngày.



No comments:

Post a Comment